Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 4

29/06/2016 1555 0 0

Nghị định số 52/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy


CHÍNH PHỦ

_________

Số: 52/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 14  tháng 6 năm 2012

  

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

__________

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

Chương IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 33. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi  vi phạm.

2. Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản được quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để ra quyết định xử phạt theo đúng quy định.

c) Biểu mẫu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được áp dụng thống nhất theo biểu mẫu quy định trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt đã được quy định. Khi phạt tiền, phải công bố cho người bị phạt biết khung hình phạt và mức phạt cụ thể.

4. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính nếu bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

Điều 34. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thì áp dụng các biện pháp tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 35. Thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy phải nộp tiền phạt đúng thời hạn tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.

2. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Người bị phạt có quyền chưa nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.

Điều 36. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

3. Khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt hoặc cơ quan tiến hành xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có quyền thông báo công khai về hành vi vi phạm hành chính, quyết định xử phạt đến cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cá nhân vi phạm công tác hoặc cư trú và đến cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi tổ chức vi phạm đăng ký hoạt động.

Điều 37. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chỉ được thực hiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy và phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 38. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo đúng quy định tại Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Điều 39. Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền.

Mọi cá nhân đều có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

 Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2012 và thay thế Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

Điều 41. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,

  Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, NC (5b). XH

Nguồn: https://vietnam.gov.vn 'Cổng Thông tin điện tử Chính phủ'

Viết bình luận

Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 2


Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 2
1349 0 0

Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 2: Hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt theo quy định phòng cháy chữa cháy

Read More...

Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 2 (tiếp theo)


Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 2 (tiếp theo)
3857 0 0

Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 2 (tiếp theo) từ điều 15 về hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt

Read More...

Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 3


Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 3
1658 0 0

Mức xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Phần 3: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy

Read More...
bình chữa cháy